Tổng thống Lee_Myung-bak

Lee đang bắt tay tổng thống George W. Bush trong chuyến thăm Camp David, Maryland, tại Mỹ vào ngày 18 tháng 4 năm 2008

Ngày 19 tháng 12 năm 2007 ông đắc cử với tỷ số 48,7% lá phiếu, vượt hai đối thủ Jeong Dong-yeong (26%) và I Hoe-chang (15%) [12]. Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri đi bầu lần này lại thấp nhất trong lịch sử các kỳ bầu cử tại Hàn Quốc, và với số ứng cử viên đông nhất (106 người tranh cử tổng thống kỳ này).[13] Ông nhậm chức vào ngày 25 tháng 2 năm 2008 cùng với cam kết về chấn hưng kinh tế, tăng cường mối quan hệ với Mỹ và thỏa thuận với Bắc Triều Tiên.[14]

Ông được xem là tổng thống Hàn Quốc được bầu đầu tiên có hiểu biết rộng về kinh doanh, từ một chú bé nhặt rác trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau [15]. Về mặt chính trị ông có khuynh hướng bảo thủ, chủ trương đường lối cứng rắn hơn với Bắc Hàn, khôi phục quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ và đề cao kinh tế thị trường tự do.

Đặc biệt, Lee khẳng định rằng ông sẽ thúc đẩy vận động "Ngoại giao toàn cầu" và tìm kiếm phương thức hợp tác giao lưu tốt đẹp hơn với các nước làng giếng như: Nhật Bản, Trung Quốc, và Nga. Hơn nữa, Lee đảm bảo về việc tăng cường hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời thi hành những chính sách cứng rắn hơn liên quan đến Bắc Triều Tiên, là những sáng kiến được thúc đẩy như Chủ nghĩa MB. Chủ trương của Lee là muốn khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ thông qua tầm quan trọng lớn hơn về giải pháp thị trường tự do.

Sau 2 tháng từ khi Lee nhậm chức, tỷ lệ ủng hộ ông dừng lại ở 28%,[16] và vào tháng 6 năm 2008 giảm xuống còn 17%. Tổng thống Bush và Tổng thống Lee đã thảo luận về việc thông qua Hiệp định Thương mại tự do Hàn - Mỹ (KORUS FTA), việc đang phải đối mặt với sự chống đối từ phía các nhà lập pháp của cả hai nước. Trong khi những thoả thuận của Lee trong cuộc họp cấp cao nhằm bãi bỏ một phần lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ có thể sẽ loại bỏ bớt những vật cản trong quá trình phát triển KORUS FTA tại Mỹ[17] thì người dân Hàn Quốc lại đang tỏ ra hết sức phẫn nộ đối với việc mở cửa cho phép nhập khẩu thịt bò Mỹ.[18]

Chính phủ Hàn Quốc mới phát đi tuyên bố cảnh báo những phần tử phản đối quá khích sẽ bị xử phạt và các biện pháp sẽ được tiến hành nhằm ngăn chặn sự xung đột giữa cảnh sát và những người biểu tình. Và kết quả thăm dò dư luận của Thời báo Chosun đã khẳng định phần lớn người dân Hàn Quốc mong muốn chấm dứt các cuộc biểu tình đường phố nhằm phản đối nhập khẩu thịt bò Mỹ.[19]

Cuộc biểu tình đã kéo dài trong suốt hơn 2 tháng và mục đích ban đầu của cuộc biểu tình thắp nến là phản đối việc nhập khẩu thịt bò Mỹ cũng đã bị thay thế bằng những mục đích khác, ví dụ như sự phản đối của những người biểu tình chống bạo lực. Thiệt hại gây ra cho các đơn vị kinh doanh xung quanh khu vực biểu tình là rất lớn và thiệt hại xã hội tối thiểu cũng đã lên đến con số là 3.751.300.000.000 won.[20]

Do chính phủ đã trở lại ổn định hơn nên tỷ lệ ủng hộ chính quyền của Lee cũng đã đạt 32,8% với tốc độ tăng lên rất nhanh. Từ khi việc nhập khẩu thịt bò Mỹ được cho phép trở lại, càng ngày càng có thêm nhiều người dân Hàn Quốc bắt đầu mua thịt bò và hiện nay đang chiếm thị trường lớn thứ 2 tại Hàn Quốc, đứng sau thịt bò Úc.[21]

Lee đang bắt đầu giành lại sức mạnh kinh tế của ông. Đề án tư nhân hóa các kinh doanh mặc dù hiện đại nhất nhưng trước hết là cần rất nhiều cải cách.

Chính sách Quốc gia

Chính sách Giáo dục-Đào tạo

Nhằm giới thiệu hệ thống giáo dục thích hợp, chính quyền ông Lee đã thành lập Quỹ học bổng Nhà nước mà cung cấp dịch vụ cho vay và tư vấn cho vay đối với sinh viên. Hơn nữa, hiện nay chính phủ đang khuyến khích "chiến dịch thu trước – trả sau (Income contingency pay-later scheme)" để giúp các sinh viên gặp khó khăn nộp học phí.[22]

Tuy nhiên, chính phủ đã chỉ định 82 trường trung học phổ thông tốt ở khu vực nông thôn trở thành trường bán trú và cung cấp ngân quỹ tổng số 317 tỷ, trung bình 3,8 tỷ một trường.[23]

Chính quyền Lee Myung-bak có kế hoạch sử dụng lực lượng thanh niên Hàn Kiều ở Mỹ trong xúc tiến việc dạy tiếng Anh ngoài giờ trong các trường công lập ở khu vực thành thị với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.[24]

Chính sách Kinh tế

MBnomics là một thuật ngữ thích hợp với chính sách kinh tế vi mô của Lee.[25] Thuật ngữ "MBnomics"này được hình thành từ tên của tổng thống Lee (Myung-bak: MB) ghép với một phần từ -Nomics của Kinh tế (Economics).

Kang Man-soo, Bộ trưởng Quy hoạch-Tài chính, được tán thành với việc sáng tạo và thiết kế MBnomics.

Tâm điểm cho việc mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của ông Lee là đề án "Hàn Quốc 7.4.7". Đề án này được lấy tên từ các mục tiêu như: tăng trưởng kinh tế đạt 7% trong thời gian nhiệm kỳ của ông, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc hằng năm đạt 40.000 USD/người, và biến Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới. Theo ông Lee, chính phủ của ông được trao nhiệm vụ tạo ra một Hàn Quốc mới, nơi mà "nhân dân sung túc, xã hội thân thiện và quốc gia vững mạnh". Để làm được điều này, tổng thống có kế hoạch thực hiện theo một chiến lược thực dụng, thân thiết với thị trường, đó là Kinh tế Thị trường Thông minh, Chủ nghĩa Kinh nghiệm Thực dụng, Chủ nghĩa Dân chủ Tích cực.

Hiện tại ông Lee mong muốn thúc đẩy tăng thấp mức độ cacbon trong thập niên tới. Chính phủ hy vọng sẽ làm một cầu nối giữa nước giàu và nghèo đang đấu tranh đối với hiện tượng khí hậu ấm lên trên thế giới trong giai đoạn đến năm 2020 về phóng xạ nhà kính.Hiện tại, ông Lee muốn trong những thập kỷ tới chuyển sang phát triển hàm lượng các bon thấp. Chính phủ hy vọng trở thành cầu nối giữa các nước giàu và nghhèo trong công cuộc chống lại sự đe dọa toàn cầu bằng cách tự đặt ra mục tiêu đến 2020 cho hiệu ứng khí nhà kính.[26]

Liên quan đến khủng hoảng tài chính của Mỹ gần đây, tổng thống Lee nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác bền vững giữa chính trị và kinh doanh. Ông Lee cũng đề nghị tổ chức một hội nghị 3 bên gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nhằm mục đích phối hợp các lực lượng cảnh sát để đối phó với khủng hoảng tài chính.[27]

Chính sách đối ngoại

Mục đích đối ngoại của chính phủ hiện thời có thể được tóm tắt trong việc phục hồi lại bốn sức mạnh ngoại giao nhấn mạnh vào hạn chế sức mạnh huỷ diệt của vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều tiên. Để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều tiên, rất cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong đàm phán sáu bên.

Sự phát triển của liên minh Hàn - Mỹ dựa trên giá trị chung và lợi ích lẫn nhau là điều cốt yếu vì nó cho phép Hàn Quốc có được biện pháp đối phó và ảnh hưởng đối với các vấn đề như tình hình Bắc Triều tiên và Đông Bắc Á.

Dưới thời Tổng thống Lee Myung Bak, quan hệ liên Triều có xu hướng hòa hoãn nhưng chưa có bước tiến triển tích cực như thời Tổng thống Roh Moo Hyen hay Kim Dae Jung. Chính sách thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ của Lee khiến Miền Bắc không hài lòng.

Chính sách đối ngoại đối với CHDCND Triều Tiên

Mục đích tối thượng của chính quyền liên quan đến quan hệ liên triều dựa trên kế hoạch "phi hạt nhân, cởi mở, 3000" đòi hỏi sự nhân nhượng lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai nước để đạt được nền kinh tế hiện đại và mang lại hạnh phúc cho nhân dân sống trên bán đảo triều tiên.

Tình hình liên triều hiện nay đang dần tiến tới giai đoạn quá độ quy mô lớn. Dù sao chính quyền đã chỉ rõ rằng sẽ theo đuổi một chính sách hữu ích hơn nữa mà cuối cùng là sẽ góp phần vào việc thống nhất trong hòa bình, ngay sau khi Bắc Triều tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân và chấp nhận tiếp cận mở cửa hơn nữa.

Bắt tạm giam 2018

Lee bị bắt giam vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, ông bị tòa án cáo buộc ít nhất 12 tội danh trong đó có việc nhận hối lộ 11 tỷ won (tương đương 10,2 triệu USD) của Cơ quan Tình báo nhà nước và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Bên cạnh đó, là cáo buộc trốn thuế và chiếm đoạt 35 tỷ won từ một công ty mà ông Lee Myung-bak bí mật sở hữu.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lee_Myung-bak http://news.chosun.com/site/data/html_dir/2008/09/... http://www.cyworld.com/mbtious http://news.hankooki.com/lpage/politics/200701/h20... http://www.heraldbiz.com/SITE/data/html_dir/2008/0... http://isplus.live.joins.com/news/article/article.... http://www.marketwatch.com/news/story/south-korean... http://www.ohmynews.com/NWS_Web/view/at_pg.aspx?CN... http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSLN... http://news.xinhuanet.com/english/2008-05/07/conte... http://mest.korea,kr/mest/jsp/mest1_branch.jsp?_ac...